Thói quen bảo quản các thực phẩm sai cách của chúng ta vô tình khiến thực phẩm nhanh biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Những thứ nên được bảo quản trong tủ và tránh ánh sáng mặt trời
Bánh mì:
Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì được để trong hộp kèm theo chút muối rồi cất trong tủ kín để bảo vệ nó khỏi nấm mốc. Nếu bạn muốn tiết kiệm bánh mì trong thời gian dài cũng có thể để nó trong tủ đá, nó sẽ tươi từ 4-6 tháng.
Nếu để bánh mì trong túi nilon bọc kín, bánh mì sẽ tạo ra độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm mốc hoạt động. Còn để nó trong ngăn mát tủ lạnh khiến nó bay hơi nhanh, khiến bánh nhanh khô cứng và không ngon.
Sô cô la:
Nên cất sô cô la ở nơi tối và lạnh nhưng không nên để nó trong tủ lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ làm hơi nước đọng ở bề mặt sô cô la tạo ra một mảng trắng. Dù điều này không làm ảnh hưởng đến hương vị của sô cô la nhưng khiến chúng kém hấp dẫn.
Mật ong
Mật ong có thời hạn sử dụng không xác định, nó gần như để đến bao giờ cũng được, điều quan trọng là bảo quản thế nào cho đúng. Bạn nên để mật ong ở nơi tối, mát mẻ nhưng không để tủ lạnh. Để mật ong ở tủ lạnh nó sẽ kết tinh, đường lắng xuống dưới và quan trọng làm mất một số chất tốt có trong mất ong.
Dầu ô liu
Nên được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, xa ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhưng đừng đặt nó trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp dẫn đến sự hình thành các mảnh màu trắng trong dầu – đây là nước ngưng tụ.
Hành, tỏi
Tốt nhất hành, tỏi nên được cất ở nơi khô, lạnh, ví dụ, một hộp nhỏ trong tủ. Nếu bạn có nhiều hành tây, bạn có thể buộc chúng lại với nhau rồi treo lên. Không cất chúng trong tủ lạnh, vì điều này làm chúng nhanh hỏng, mọc mầm.
2. Những thực phẩm có thể để được trên kệ bếp hoặc ở bàn
Cam và những loại trái cây có múi khác có thể được bảo quản ngay trên bàn bếp, chúng không thể hỏng nhanh được. Không nên bảo quản chúng trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp khiến chúng kém ngon và ít có lợi cho sức khỏe.
Bơ là loại quả khó bảo quản. Nếu quả chín, bạn có thể cất tủ lạnh vì nhiệt độ thấp khiến nó không bị hỏng nhưng nếu quả chưa chín hoàn toàn, bạn chỉ nên để ở kệ bếp hoặc bàn. Nếu để những quả này ở tủ lạnh sẽ làm bơ lâu chín thậm chí không chín được.
Dưa chuột có thể để ở tủ lạnh nhưng chỉ được vài ngày vì nhiệt độ thấp khiến nó thối rất nhanh. Để nó tươi lâu bạn nên đặt chúng bên ngoài tủ lạnh.
Cà tím không thích hợp để ở nhiệt độ thấp. Ở tủ lạnh, cà tím sẽ trở nên mềm và sẽ mất chất dinh dưỡng nhanh. Chúng tốt hơn nên giữ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
Cà chua không nên bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp của tủ lạnh khiến chúng mất đi hương vị, trở thành thực phẩm vô vị. Khí lạnh làm chậm quá trình chín tự nhiên của cà chua, làm chúng không còn ngon ngọt nữa. Nên để chúng ở nhiệt độ phòng ở trong một cái giỏ thoáng khí.
3. Những thứ nên được bảo quản tốt nhất trong tủ lạnh
Trứng
Nên bảo quản trứng ở tủ lạnh nhưng không phải là ở cánh cửa tủ lạnh vì sự chênh lệch và thường xuyên thay đổi nhiệt độ ở cánh cửa tủ lạnh khiến làm giảm thời gian bảo quản trứng. Nên để trứng trong các khay đựng rồi đặt bên trong tủ lạnh.
Bột
Bột có vẻ dễ bảo quản nhưng không phải vậy. Độ ẩm cao và nhiệt độ cao khiến bột sinh ra các loại bọ và nấm mốc. Cách tốt nhất là để bột trong lọ thủy tinh đóng kín rồi cất trong tủ lạnh hoặc tủ kính. Nhiệt độ bảo quản nên là 50-60 độ F.
Các loại hạt
Phần lớn các loại hạt được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng đây không phải là cách tốt nhất. Một trong số chúng như hạnh nhân và quả óc chó chỉ có thể để được từ 1-2 tuần ở nhiệt độ bên ngoài, sau đó nó sẽ hỏng.
Tốt nhất là nên để chúng tránh khỏi ánh sáng mặt trời, độ ẩm và nhiệt độ cao. Chúng nên được cất trong tủ lạnh. Bằng cách này, các loại hạt có thể để được tới 9 tháng.
Cần tây
Cần tây nên được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên bọc nó trong màng bọc thực phẩm mà nên bọc bằng lá nhôm.
*Theo Lam Anh (BS) (Khám phá) / eva.vn