Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nhiều người mắc phải khi dùng thuốc ho chữa bệnh trong ngày se lạnh

Trên thị trường dược phẩm có vô vàn các loại thuốc được dùng để chữa ho, từ các loại thuốc ho long đờm, thuốc giảm ho, đến các loại thuốc ho thảo dược… khiến người bệnh nhiều khi hoang mang, lúng túng, không biết nên sử dụng như thế nào?

Đang tải…

PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện đại học Y Hà Nội) cho biết, ho có thể là một biểu hiện của rất nhiều bệnh. Các thuốc điều trị ho phải dựa theo nhóm nguyên nhân gây ho vì ho là phản xạ bảo vệ cơ thể nên thường không cắt cơn ho. Vì vậy, sử dụng thuốc ho sao cho đúng mới đạt hiệu quả trị bệnh.

Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nhiều người mắc phải khi dùng thuốc ho chữa bệnh trong ngày se lạnh - Ảnh 1.

Trên thị trường dược phẩm có vô vàn các loại thuốc được dùng để chữa ho, từ các loại thuốc ho long đờm, thuốc giảm ho, đến các loại thuốc ho thảo dược… khiến người bệnh nhiều khi hoang mang, lúng túng, không biết nên sử dụng như thế nào?

Thuốc long đờm

Các thuốc nhóm này thường dùng trong những trường hợp viêm nhiễm làm tăng độ quánh của dịch tiết trên bề mặt hệ thống biểu mô đường hô hấp. Biểu hiện thấy đờm đặc, có màu xanh, vàng, nâu hoặc gỉ sét… trong hệ thống hô hấp. Các thuốc thường dùng là:

Thuốc long đờm chứa các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin… có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho.

Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nhiều người mắc phải khi dùng thuốc ho chữa bệnh trong ngày se lạnh - Ảnh 2.



Ứng dụng đọc báo, tin tức về sức khỏe hằng ngày, nội dung phong phú đa dạng như: Dinh Dưỡng, Khỏe Đẹp, Giới Tính, Thầy thuốc tư vấn ….. Hỗ trợ bạn đọc báo dễ dàng, nhanh chống và tiện lợi với đầy đủ các tin hot cập nhật liên tục 24h.

Nhóm thuốc long đờm, tiêu chất nhầy làm giảm độ đặc quánh của đờm, chất nhầy để dễ ho khạc nhưng cũng có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn như tràn dịch phổi và phá hỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày… Vì vậy cần thận trọng dùng thuốc long đờm, tiêu chất nhầy với người có tiền sử loét dạ dày – tá tràng. Thuốc long đờm không phải là thuốc chống ho vì thuốc không có tác dụng vào cơ chế gây ho, nên thuốc không cắt được cơn ho.

Thuốc giảm ho

Chỉ dùng trong trường hợp ho không có đờm (như ho do cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng…), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, không dùng trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản…). Không dùng cho người suy hô hấp, hen suyễn, trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.


Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein, pholcodin, dextromethorphan… Trong đó codein và pholcodin có tác dụng gây nghiện, giảm đau và ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau.

Những thuốc trị ho có chứa codein chỉ dành cho người lớn, không dùng cho trẻ em vì gây ức chế hô hấp. Đặc biệt những thuốc trị ho có chứa codein tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 18 tuổi vừa được cắt và/hoặc nạo V.A (dùng để giảm đau).

Thuốc kháng histamin

Một số thuốc kháng histamin chống dị ứng (kháng histamin H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng làm dịu, giảm ho và an thần như diphenylhydramin, chlopheniramin, alimemazine, promethazine… Nhược điểm chính của các thuốc này là gây buồn ngủ do tác động trên các thụ thể H1 ở não, vì vậy bất lợi khi dùng thuốc ban ngày nhưng thuận lợi cho dùng về đêm và không được dùng thuốc khi lái xe, lái máy bay, vận hành máy móc…

Loại thuốc này cũng có tác dụng làm khô quánh đặc dịch tiết, khó tống đờm, có thể gây ra cục đờm tắc nghẽn. Vì vậy, không nên dùng trong trường hợp ho có đờm, người hen suyễn.

Thuốc ho thảo dược

Được sử dụng trong các bệnh viêm cấp hoặc mạn tính của đường hô hấp nhưng mức độ bệnh không nặng, hoặc ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nhiều người mắc phải khi dùng thuốc ho chữa bệnh trong ngày se lạnh - Ảnh 4.

Thuốc sử dụng chủ yếu từ các vị thuốc như: tỳ bà diệp 12,5g; sa sâm 2,5g; phục linh 2,5g; trần bì 2,5g; cát cánh 10g; bán hạ 2,5g; ngũ vị tử 1,25g; qua lâu nhân 5g; viễn chí 2,5g; khổ hạnh nhân 5g; gừng 2,5g; ô mai 12,5g; cam thảo 2,5g. Thuốc tác động ngăn cản vào cơ chế viêm, cản trở giải phóng các yếu tố gây viêm nên có tác dụng chữa ho.

Khi dùng thuốc trị ho nhất định cần biết điều này

Theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc.



Không dùng đồng thời kết hợp thuốc ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.

Những thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần (như neocodion, codepect, atussin, arsiba…) ngoài tác dụng phụ còn có thể có những tương tác bất lợi với các thuốc khác khi dùng cùng lúc nên cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc này.

*Theo afamily.vn
Nguồn: http://afamily.vn/chuyen-gia-chi-ro-sai-lam-nhieu-nguoi-mac-phai-khi-dung-thuoc-ho-chua-benh-trong-ngay-se-lanh-20191114121302983.chn





Đang tải…

Testoherb

Tăng sức mạnh – Khỏe tinh trùng







Ứng dụng đọc báo, tin tức về an ninh, trận tự hằng ngày, nội dung phong phú đa dạng như: Thời sự – Chính trị, Vụ án, Giao thông 24h, Kinh tế, Xã hội, Video ….. Hỗ trợ bạn đọc báo dễ dàng, nhanh chống và tiện lợi với đầy đủ các tin hot cập nhật liên tục 24h.