Buchko đã chiến đấu với sự lo lắng, rối loạn lưỡng cực và chứng ngủ rũ. Cô đã thử dùng hết thuốc này đến thuốc khác nhưng tình hình không cải thiện được bao nhiêu. Hơn thế, trong đầu cô còn thường xuyên có ý định tự tử.
Vào đêm giao thừa năm 2017, Kaitlyn Buchko (Nam Carolina) cảm thấy như mọi người trên thế giới đều ăn mừng trừ cô. Hầu hết những người 21 tuổi khác đã ra ngoài ăn mừng năm mới, họ có thể gọi đồ uống hợp pháp tại một quán bar, nhưng trừ cô. Cô ở nhà với bố mẹ mình và lên kế hoạch cho năm 2018.
Buchko đã chiến đấu với sự lo lắng, rối loạn lưỡng cực và chứng ngủ rũ. Cô đã thử dùng hết thuốc này đến thuốc khác nhưng tình hình không cải thiện được bao nhiêu. Mới thoát khỏi mối quan hệ bị lạm dụng và mặc dù xử lý tốt hậu chia tay, cảm giác như những chuyện mới cứ thêm vào nỗi đau của cô. Vì vậy, khi mọi người trên toàn cầu uống rượu sâm panh chúc mừng năm mới thì cô đã cố gắng tự kết liễu cuộc đời mình. Nguyên nhân được xác định rất có thể là sự căng thẳng trong học tập hoặc áp lực từ các phương tiện truyền thông xã hội.
Tình trạng bắt đầu trong những năm học thời trung học của cô. Buchko thường xuyên trải qua những cơn đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng đến nỗi cô không thể ăn, thậm chí không thể đi bộ. Cô đã đến gặp bác sĩ chuyên khoa và được chẩn đoán mắc bệnh dạ dày, hoặc liệt các cơ trong dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh là do lo lắng quá mức.
Cô đã nhận thấy rằng cơn đau dạ dày của mình tồi tệ hơn khi ngồi trong lớp học có một giáo viên nghiêm khắc hoặc học một môn học mà cô ấy không tin rằng mình thực sự giỏi. Bác sĩ của cô giải thích rằng đau dạ dày có thể là triệu chứng của sự lo lắng, và đôi khi sự lo lắng biểu hiện như nỗi đau thể xác.
Cô ấy đã làm tất cả những gì có thể để kiểm soát sự căng thẳng của mình, nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Một đêm nọ, khi bắt đầu năm cuối cấp, cô đã cãi nhau to và xảy ra xô xát với mẹ mình về việc căn phòng không sạch sẽ cũng như nhiều lần trước đó. Nhưng lần này, có gì đó khác biệt. Cuộc cãi vã khiến cô nổi giận và cố gắng chạy trốn.
Cô lên xe và bắt đầu lái xe. Cô la hét, khóc lóc, đấm đá. Đây là lần đầu tiên cô có ý định tự tử. Sau đó bình tâm lại, cô đến gặp bác sĩ tâm thần và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, thường xuất hiện 4 hoặc nhiều hơn thế các đợt trầm cảm/hưng cảm mỗi năm.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, Buchko đã hoàn thành những tháng cuối năm cuối cấp. Thật không dễ dàng gì, vì căng thẳng là tác nhân gây ra chứng rối loạn lưỡng cực nhưng cô đã làm được. Cô quyết định nghỉ một năm trước khi bắt đầu học đại học để ưu tiên cho sức khỏe tinh thần của mình. Sau đó, vào mùa thu năm 2015, cô đăng ký làm sinh viên điều dưỡng tại Đại học Anderson ở Nam Carolina.
Buchko rất hào hứng đi học đại học, để trở lại với “bình thường”. Nhưng đó là thời gian dài trước khi sự căng thẳng của năm thứ nhất bắt đầu đến với cô. Vào đầu năm 2016, khi cô đang bắt đầu học kỳ thứ hai, bác sĩ tâm thần của cô ra quyết định không còn muốn tiếp tục giúp cô điều trị. Điều đó khiến cô buồn và cảm thấy mình thất bại.
Cô đang học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Nhưng vào cuối năm 2017, mọi thứ bắt đầu chuyển sang hướng mới.
Cô ấy đã có một mối quan hệ, và ngay sau Giáng sinh, cô ấy bị bạn trai nói lời chia tay. Một vài ngày sau đó là đêm giao thừa, nỗi đau khiến cô quyết định tự tử. May mắn thay, mẹ của Buchko tìm thấy cô trước khi quá muộn. Cô ấy đã sống sót và khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau, cô ấy ngay lập tức biết ơn vì đã được trao cơ hội thứ hai.
Buchko là nạn nhân được coi là một phần của số liệu thống kê trong báo cáo mới của CDC về tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên đang gia tăng. Cô nói rằng áp lực phải học tốt ở trường và vào một trường đại học tốt chỉ gây thêm áp lực cho những người trẻ. Jennifer Rothman, người quản lý các sáng kiến thanh thiếu niên và thanh niên tại Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần, hoàn toàn đồng ý với điều này.
Điều đặc biệt là, trong một cuộc khảo sát năm 2018 của Hiệp hội Y tế Đại học Hoa Kỳ (ACHA), sinh viên đại học đã báo cáo rằng sự lo lắng và trầm cảm là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của họ. Truyền thông xã hội có thể là một nơi rất tiêu cực, đặc biệt là nếu bạn đang đấu tranh. Các nghiên cứu khác nhau đã liên kết phương tiện truyền thông xã hội với trầm cảm ở những người trẻ tuổi, cũng đang gia tăng.
Khảo sát ACHA năm 2018 xác định rằng 42% sinh viên đã cảm thấy rất chán nản trong năm qua, rất khó để họ lấy lại động lực. Cuộc khảo sát tương tự được đưa ra vào năm 2009 cho thấy 31% sinh viên bị trầm cảm.
Do đó, giới chuyên gia đồng ý rằng bệnh tâm thần đang ngày càng phổ biến và được quan tâm. Tuy nhiên, Buchko khẳng định vẫn còn một chặng đường dài và những người trẻ tuổi cần được nhắc nhở rằng không có gì sai khi yêu cầu giúp đỡ.
(Nguồn: Health)
*Theo afamily.vn