CEO người Mỹ quyết định chia sẻ 90% tiền lương của mình cho nhân viên hàng tháng

Tháng 4/2017, một CEO người Mỹ đã làm một việc mà trước đó chưa ai từng làm trong thế giới kinh doanh hiện đại, đó là dành 90% tiền lương dành cho nhân viên. 

Dan Price, CEO của công ty Gravity Payments đã quyết định chia sẻ 90% tiền lương cho các nhân viên của mình. Trước mặt 120 nhân viên, anh nhớ lại cảm xúc khi tuyên bố quyết định: “Một khoảnh khắc im lặng sững sờ. Một vài người nhìn nhau, một vài người ngạc nhiên đến tột độ và ai đó đã yêu cầu tôi nhắc lại. Tất cả mọi người vỗ tay và dành cho nhau những nụ hôn hạnh phúc. Đó là một khoảnh khắc đầy cảm xúc”.

Dan Price, CEO của công ty Gravity Payments. (Ảnh: Entrepreneur)

Quyết định của Price được đưa ra sau khi anh đọc một nghiên cứu của 2 giáo sư Angus Deaton và Daniel Kahneman thuộc đại học Princeton cho biết, hạnh phúc sẽ tăng lên tương ứng với mức thu nhập 75.000 USD và việc chi trả thêm không ảnh hưởng tới cảm xúc. Dan Price đã cố gắng để những con số hoạt động, nhưng sau một thời gian anh nhận ra bằng cách cắt giảm tiền lương và sử dụng một vài lợi nhuận của công ty, anh có đủ khả năng để làm điều đó. Mặc dù rất lo lắng, nhưng Dan đã cố gắng và làm được.

Tuy nhiên, quyết định của Price chỉ là một giọt nước trong đại dương những mức lương khác nhau. Các CEO của Mỹ kiếm được trung bình 11,7 triệu USD/năm, gấp 331 lần so với mức lương trung bình của các nhân viên tại công ty của Dan. Một ông chủ của FTSE 100 chỉ mất 2 ngày để kiếm được số tiền lương của một công nhân trong 1 năm. Các CEO của Anh có mức lương trung bình tăng gần 1 triệu bảng trong những năm gần đây. Theo Deborah Hargreaves, Giám đốc của trung tâm High Pay, “Tại Mỹ và Anh, điều này dẫn đến sự phân cực lớn trong xã hội và nó không thực sự lành mạnh”.

(Ảnh: The New York Times)

Hiện tượng này bắt đầu xảy ra vào đầu những năm 80, một vài yếu tố thúc đẩy việc trả lương cao cho người quản lý, đồng thời áp dụng những quy định minh bạch, nhiều CEO làm cùng một công việc đã yêu cầu các doanh nghiệp trả lương cao hơn cho vị trí của mình để ngang bằng với những CEO tại các công ty khác.

Lựa chọn đi ngược lại xu thế chung, Dan Price mong muốn xây dựng mô hình doanh nghiệp đạo đức. Anh tin rằng, việc giải phóng nhân viên khỏi những lo lắng về tiền bạc cho phép họ tập trung tốt hơn vào công việc.

(Ảnh: Business Insider)

Dan Price chia sẻ: “Tôi không tìm kiếm một củ cà rốt hay một cây gậy, nhưng tôi muốn tạo điều kiện cho nhân viên của mình thỏa sức niềm đam mê và tiếp tục phục vụ khách hàng mà không bị phân tâm bởi lo lắng”. Anh cũng chia sẻ câu chuyện của anh đã tác động đến giám đốc của một doanh nghiệp khác, giúp công ty tăng 30-50% lợi nhuận. Một trường hợp khác là đối tác của Gravity Pay, “thay vì giữ những khoản tiết kiệm, ông ấy đã lấy số tiền lợi nhuận để tăng lương cho mọi người”.

Deborah Hargreaves không cảm thấy hy vọng nhiều về việc thay đổi quyết định của các CEO, nhưng cô khẳng định rằng, chính sách trả lương như vậy có ý nghĩa rất rõ ràng đối với kinh doanh. Cô nói: “Tại những công ty trả lương cao, nhân viên ít vắng mặt hơn, bất ổn công việc và căng thẳng cũng giảm, do vậy nhân viên làm việc hiệu quả hơn”.

Deborah Hargreaves tin rằng, các công ty cần chấm dứt việc trả lương cho các CEO liên quan đến hiệu suất, loại bỏ các kế hoạch khuyến khích dài hạn, thay vào đó bằng tiền thưởng. Cô tin rằng cần có một sự thay đổi văn hóa rộng lớn hơn: “Điều tôi đang nghĩ tới là các bạn chia sẻ số tiền mà cách bạn đã cho đi thay vì số tiền mà bạn nhận được”.

Dan Price không cho rằng hành động của anh là quyết định tốt nhất cho tất cả các công ty, nhưng anh hy vọng nó có thể truyền cảm hứng cho các CEO khác để họ có những thay đổi tích cự hơn. Riêng Dan Price, anh không nghi ngờ gì về quyết định của bản thân mình: “Đó là niềm hạnh phúc nhất mà tôi từng có. Đối với tôi, đó cũng là số tiền lớn nhất mà tôi dùng”.

Đúng vậy, khi bạn quyết định cho đi, và cho đi bằng tất cả tấm lòng, sự quan tâm và những điều tuyệt vời nhất, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc bắt đầu nở hoa. 

Hồng Tâm

Theo dkn.tv