Người đàn ông bị chứng đầy hơi và táo bón hành hạ trong nhiều tháng trong bài viết sẽ là minh họa rõ nét cho vấn đề này.
Chúng ta đều muốn biết những gì khiến cơ thể mình ngày càng cồng kềnh. Có lẽ bạn đã từng phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế vì cảm giác tồi tệ đó. Đó là những gì đã xảy ra với một người đàn ông 66 tuổi được nêu trong một báo cáo trường hợp công bố bởi Tạp chí Y học New England.
Các bác sĩ suy đoán rằng khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm. Nhưng chính xác thì phình động mạch chủ là gì, nó xảy ra như thế nào? Và nó có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân, ngoài việc gây đầy hơi và táo bón?
Khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ là một khu vực bị suy yếu hoặc phình ra trên thành động mạch chủ, có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo chiều dài của nó. Nói cách khác, nó thực chất là một động mạch chủ, động mạch lớn nhất trong cơ thể (nó chạy từ trái tim xuống bụng).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho hay, có 2 biến chứng đáng sợ có thể xảy ra do hậu quả của phình động mạch chủ. Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn. Hoặc gây ra một cái gì đó được gọi là bóc tách. Máu được bơm mạnh qua động mạch chủ có thể phân tách các lớp của thành động mạch, cho phép máu tích tụ liên tục, rò rỉ trong cơ thể.
Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn.
Do đó, bệnh nhân được nêu trong báo cáo trường hợp mới rất may mắn vì tìm kiếm ngay sự chăm sóc y tế khi xảy ra tình trạng bệnh này. Một cuộc kiểm tra thể chất cho thấy một khối phình to đập ở bụng người đàn ông và ông được chẩn đoán phình động mạch chủ thông qua công nghệ gọi là chụp cắt lớp.
Báo cáo cho biết, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật và thay thế bằng một mảnh ghép động mạch chủ. Mảnh ghép là một mảnh mô sống được cấy vào bệnh nhân bằng cách phẫu thuật. Trong lần tái khám 6 tháng, khối phình động mạch đã biến mất, bệnh nhân đã lưu thông máu tốt trên khắp cơ thể, và quan trọng nhất là ông cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Nếu gần đây bạn bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài, hãy cẩn trọng với chứng phình động mạch chủ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ thường được điều trị theo một trong hai cách. Đầu tiên là thông qua một hoạt động phẫu thuật, mục tiêu của nó là thay thế hoặc sửa chữa phần bị thương của động mạch chủ. Thứ hai là thông qua các loại thuốc có thể hạ huyết áp một người và giảm nguy cơ vỡ phình động mạch.
Nếu gần đây bạn cảm thấy hơi chướng bụng, bạn không nên lo lắng quá vì phình động mạch chủ rất hiếm xảy ra. Theo Trung tâm Y tế Đại học Columbia, tỷ lệ mắc hiện tượng này rơi vào 5-10 trên 100.000 người ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy đầy hơi trong một khoảng thời gian dài thì nguy cơ bị phình động mạch chủ là điều khó tránh. Tốt nhất nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.
Theo afamily