Người xưa nói: “Lòng thành thì linh nghiệm”. Nhưng làm như thế nào mới được tính là ‘lòng thành’ thực sự thì có lẽ còn rất nhiều người chưa biết.
Người xưa nói: “Lòng thành thì linh nghiệm”. Chữ ‘linh nghiệm’ này có thể lý giải là phúc báo, lòng mong muốn thì việc sẽ thành. Cái lý này có lẽ nhiều người đều hiểu rõ. Khi gặp mâu thuẫn, vấn đề hoặc khó khăn thì đi cầu Thần bái Phật, cũng biết tâm phải có lòng thành chân thực. Khi khuyên người khác cũng nói ‘Lòng thành thì linh nghiệm’. Nhưng làm như thế nào mới được tính là ‘lòng thành’ thì có lẽ còn rất nhiều người chưa biết, chỉ biết bề ngoài mà không biết ý nghĩa của nó, chỉ coi trọng hình thức mà bỏ qua ý nghĩa nội tại.
Muốn hiểu rõ ý nghĩa gốc của câu “Lòng thành thì linh nghiệm” thì phải tìm đáp án trong văn hóa truyền thống.
Ông mù rơi giếng hoang
Kỷ Hiểu Lam, danh thần triều Thanh đã ghi chép một câu chuyện trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” như sau:
Thời nhà Thanh có một người mù họ Vệ. Giao thừa năm Mậu Ngọ, các nhà cho ông thức ăn, ông cõng về nhà. Giữa đường ông lỡ chân ngã xuống một cái giếng khô. Bởi vì ở cánh đồng hoang vắng, đường hẻo lánh, hơn nữa nhà nhà đang chuẩn bị đón giao thừa, nên trên đường không có người qua lại. Ông gọi lớn, gọi đến khô miệng cạn hơi mà vẫn không có người ứng cứu.
May mà dưới giếng không khí ấm áp, lại có bánh ăn, trái cây giải khát, thế nên mấy ngày ông vẫn không chết. Lại có anh đồ tể Vương Dĩ Thắng đi bắt lợn trở về, cách giếng khoảng nửa dặm thì bỗng nhiên lợn đứt dây chạy mất, lợn chạy như điên vào trong cánh đồng hoang, rồi cũng bị lỡ chân rơi xuống giếng. Vương Dĩ Thắng lấy móc bắt lợn thì mới phát hiện ra ông mù, ông chỉ còn thoi thóp hơi thở yếu ớt. Cái giếng đó không phải là nơi anh đồ tể phải đi qua. Việc này dường như có Thần lực chi phối.
Khi có người hỏi tình hình trong giếng, ông mù nói: “Khi đó vạn niệm đều không còn, tâm như là đã chết rồi. Chỉ là nghĩ đến mẹ già nằm bệnh ở nhà đang đợi chờ con trai mù phụng dưỡng. Giờ đây ngay cả đứa con trai mù loà cũng không thể có được nữa rồi, có lẽ lúc này sợ rằng đã thành người chết đói rồi, thế nên cảm thấy đau nhói đến tận tâm can, không thể nào chịu nổi nữa”.
Mọi người cảm thán than rằng: “Nếu không phải là niệm đầu này thì con lợn của Vương Dĩ Thắng nhất định sẽ không bị đứt dây”.
Ông mù được cứu là vì một niệm chí thành: bị rơi xuống giếng cạn, không có hy vọng được cứu, chỉ còn nghĩ đến mẹ già trọng bệnh đang nằm trên giường không có người phụng dưỡng, cảm thấy đau buốt đến tận tâm can. Vì thế đã cảm động đến Thượng Thiên, dẫn anh đồ tể đến nơi mà lẽ ra anh ta không đến để cứu ông. Sự việc xem có vẻ là ngẫu nhiên, thực tế chính là phúc báo của ‘lòng thành’.
Lòng thành cầu Thần linh cho mẹ khỏi bệnh
Sách “Đàm tẩu” có chép câu chuyện một người con hiếu thành tín cầu nguyện Thần linh cứu mẹ như sau:
Huyện lệnh Tùng Tư nước Bắc Tề là Tiêu Duệ Minh, người Lan Lăng, mẹ ông bị bệnh đã nhiều năm. Tiêu Duệ Minh ngày đêm cầu nguyện Thần linh, cầu xin Thần linh phù hộ mẹ sớm khỏe mạnh trở lại. Năm đó trời đất lạnh giá, nước mắt Tiêu Duệ Minh chảy trên gò má đóng thành băng, khấu đầu chảy máu, máu cũng thành băng.
Bỗng một hôm, có một người đến tặng cho ông một cái hộp bằng đá và nói: “Chiếc hộp đá này có thể trị bệnh thái phu nhân”. Tiêu Duệ Minh quỳ xuống hai tay nhận chiếc hộp. Ông đem chiếc hộp đá tặng cho mẹ, mở ra xem chỉ thấy bên trong có một miếng lụa dài 3 tấc, trên có viết chữ “Nhật nguyệt” bằng chu sa. Từ đó, bệnh của mẹ ông liền khỏi.
Tín ngưỡng Thần Phật bị biến dạng
Lòng thành có phúc báo, Thần Phật xem lòng thành con người rồi mới ban cho việc tốt lành. Con người ngày nay đối đãi với ‘lòng thành’ như thế nào? Có những người là trái ngược, lòng không thành mà lại đi cầu phúc báo.
Gần đây có bài báo đăng rằng ông Từ, nguyên thị trưởng của thành phố Xích Phong, Nội Mông, trong nhà ông có Phật đường, trên điện Phật có thờ tượng Phật, ngày ngày dâng hương bái Phật, niệm tụng kinh Phật rất nhiều năm không gián đoạn. Nhiều người có thể coi ông là một Phật tử ‘thuần thành’. Nhưng thật châm biếm là trong thời gian 6 năm ông làm thị trưởng, trung bình mỗi ngày ông vơ vét 15.000 tệ (tương đương 50 triệu đồng).
Mỗi lần nhận được món tiền đút lót hối lộ, trước tiên ông đều đặt lên ‘điện Phật’ một khoảng thời gian. Trong những chiếc valy cất giấu kỹ chứa đồ hối lộ, 4 phía là những cột tiền, ở giữa đặt một ‘tượng Phật vàng’ hoặc ‘tượng Bồ Tát vàng’, với mong muốn cầu ‘bình an’. Ông ta đã từng bỏ hơn 2 triệu tệ (khoảng 7 tỷ đồng) và châu báu vào một chiếc valy số rồi để vào nơi ở của trụ trì một ngôi chùa, chìa khóa valy số giấu ở trong tai tượng Phật.
Đó là lễ kính Thần Phật sao? Đó chính là vũ nhục và phỉ báng Thần Phật. Có thể có được phúc báo không? Hoàn toàn không được phúc báo, ngược lại còn chịu báo ứng. Theo truyền thông nước ngoài đưa tin, thời kỳ đầu khi Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, ông ta mỗi đêm đều chép “Kinh Địa Tạng”, cầu xin Bồ Tát phù hộ. Một mặt ông ta bức hại những người tu Phật, vũ nhục phỉ báng người sáng lập Pháp Luân Công, một mặt ông ta lại cầu xin Thần Phật bảo hộ, đúng là việc quá mâu thuẫn.
Năm 2002, một chân Giang Trạch Dân bị đau rất nghiêm trọng, tất cả các biện pháp đều đã sử dụng nhưng trị không khỏi. Có một người cơ hội muốn tìm phương thuốc bí truyền để bợ đỡ lấy lòng Giang Trạch Dân, hòng thăng quan phát tài. Ông này đến Đạo quán cầu xin người tu Đạo ban cho phương thuốc bí truyền. Người tu Đạo đó nói: “Ông ta (Giang Trạch Dân) là bị báo ứng bức hại Pháp Luân Công. Dừng cuộc bức hại thì không chữa mà tự khỏi”. Câu nói này khiến người cơ hội kia sợ quá quay đầu chạy.
Thắp hương bái Phật, toán quái, xem phong thủy v.v. từng bị Đảng cộng sản Trung Quốc chụp cho cái mũ chính trị lớn là ‘phong kiến mê tín’ để đàn áp, khiến cho những người Trung Quốc vào thời kỳ đó nói đến phong kiến mê tín liền biến sắc mặt. Thế nhưng rất nhiều người đã đích thân trải qua những sự việc mà bị quy là ‘phong kiến mê tín’, dùng thuyết vô Thần thì không thể nào giải thích nổi, còn dùng lý hữu Thần, thiện ác hữu báo thì đều giải thích được thông suốt, về tâm lý không còn gợn chướng ngại gì.
Ngày nay, Đảng cộng sản Trung Quốc trên bề mặt không đàn áp phong kiến mê tín, trái lại còn xây dựng những chùa chiền lớn, Đạo quán lớn, hàng năm còn tổ chức các hoạt động lễ bái Khổng Tử. Nào ai hay, đây chính là Đảng cộng sản Trung Quốc lấy danh nghĩa phát triển kinh tế mà phá hoại ở tầng thâm sâu hơn đối với văn hóa truyền thống. Đi lễ chùa, có mấy người làm được ‘lòng thành’ như người xưa?
Những ông chủ xây dựng lấy chùa chiền Đạo quán làm phương tiện kiếm tiền. Người đến chùa vãn cảnh, du ngoạn, thắp hương thì cũng là tâm thái chơi đùa. Hòa thượng cũng có đầu óc làm kinh tế, nghĩ cách bán hàng, thu dịch vụ của du khách, đặt ‘hòm công đức’ khắp nơi, còn làm những thứ như xem vận mệnh, làm lễ giải hạn, giải vong… Tất cả đều một mục đích kiếm tiền.
Xưa kia chùa chiền là nơi thanh tịnh, thanh tu, ngày nay đã bị biến thành nơi ‘phát triển kinh tế’. Tiền quyên góp công đức của du khách, Phật tử hàng tháng hàng năm là thế nào, chi tiêu vào việc gì, còn lại bao nhiêu, đi đâu… đều là những câu hỏi không có lời giải. Tâm chí hòa thượng cũng không đặt ở tu luyện nữa, về mặt tiền bạc thì chùa đã trở thành giống như công ty cổ phần. Điều này không chỉ là một lần nữa phá hủy văn hóa truyền thống, mà còn đáng sợ hơn là phá hủy tâm hướng Phật của con người. Những người đã bị méo mó tín ngưỡng, dưới sự chi phối của những niệm đầu tham dục, danh lợi, đối đãi với Thần Phật với cái tâm càng xấu xa độc ác hơn, còn nói gì đến ‘lòng thành’ nữa đây?
Lòng thành thì linh nghiệm, người có lòng thành thì có phúc báo. Thần Phật nhìn lòng người không nhìn địa vị cao thấp, không nhìn giàu nghèo sang hèn. Khi con người nảy sinh chính niệm, phát ra thiện niệm thì Thần Phật liền biết, sẽ cấp cho phúc báo, cấp cho cơ hội trong tương lai.
Thế nên không cần dâng hương lễ Phật, không cần giao thừa mồng một thắp nén hương đầu tiên, đánh tiếng chuông đầu tiên, chỉ cần thành tâm kính Thần Phật, tôn trọng người chân tu, hiểu rõ thật giả, thiện ác, lòng hướng thiện thì phúc báo sẽ tự nhiên không cầu mà đến, đó chính là ‘lòng thành thì linh nghiệm’ thực sự.
Theo zhengjian.org | dkn.tv
Kiến Thiện biên dịch